Phân khúc bất động sản nào ít bị ảnh hưởng bởi dịch cúm Corona?

Dịch bệnh do virus corona đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành nghề kinh doanh trong nước, đặc biệt là ngành du lịch trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng.

Theo số liệu thống kê năm 2019, thị trường du lịch Việt Nam đón nhận khoảng 5,8 nghìn lượt khách Trung Quốc với mức chi tiêu lớn. Đầu năm 2020, dịch bệnh corona đã khiến cho hoạt động du lịch của ngành dịch vụ lưu trú và bất động sản nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng nặng nề.

Tâm lý “ăn chắc mặc bền”

Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương Mauro Gasparotti dẫn chứng, các khách sạn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng trong vài tuần qua không chỉ từ các nhóm khách đoàn, khách MICE mà cả các đối tượng khách lẻ, khách doanh nghiệp. Các chuyên gia trong nước cũng dự báo trong ngắn hạn bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh này, đặc biệt tại các tỉnh như Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận – Ninh Thuận, Hạ Long, Phú Quốc…

Trong khi đó ở những phân khúc bất động sản khác theo các chuyên gia dự báo sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi dịch bệnh corona như phân khúc đất nền, bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp và mảng cho thuê, tập trung tại các thị trường vùng ven khu vực miền Trung và thành phố Đà Nẵng.

Tại một cuộc họp liên minh G6 mới đây về việc “Đánh giá tác động của dịch bệnh corona với ngành bất động sản miền trung” các đại biểu dự họp đều đưa ra nhận định chung rằng, dịch bệnh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu mua nhà ở định cư, đất nền hay bất động sản thương mại vì trong mọi thời điểm nhu cầu an cư lạc nghiệp vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân tại khu vực miền trung nói riêng với tâm lý ăn chắc mặc bền đã ăn sâu vào mỗi người.

Cũng trong cuộc họp liên minh, ông Đoàn Minh Hải – Công ty địa ốc Babylon đưa ra nhận định: Dịch bệnh corona cũng sẽ không ảnh hưởng đến các nhà phát triển dự án vì trong các kênh đầu tư hiện nay thì bất động sản vẫn là kênh an toàn và tạo ra được lợi nhuận ổn định.

“Mặc dù thị trường đang có dấu hiệu im lặng, nhưng đó là động thái cần thiết để các chủ đầu tư điều chỉnh lại kế hoạch và phương án kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình hiện tại” – ông Hải cho biết.

Theo quan sát của giới chuyên môn về kinh tế quý đầu năm 2020 thì Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư quốc tế từ việc thu hút nguồn vốn FDI và đặc biệt là sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất về Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, trong khi đó bất động sản công nghiệp vẫn đang là phân khúc hấp dẫn và có khả năng phát triển mạnh trong năm 2020 nhờ vào chính sách vĩ mô và quy hoạch đồng bộ từ chính phủ.

Quy luật “dòng tiền phải chảy”

Ngay từ trước Tết nguyên đán đến thời điểm hiện tại, lãnh đạo một sàn giao dịch bất động sản khu vực Đà Nẵng cho biết lượng khách hàng quan tâm đến đất nền và nhà ở vẫn phát sinh đều và tỉ lệ chốt cọc vẫn diễn ra. Tuy không đột biến nhưng vẫn đều tại các phòng công chứng, vì tâm lý khách hàng cuối năm sau khi thu hồi công nợ, hoặc tích lũy được tiền thường muốn đầu tư vào bất động sản làm của để dành.

Lý giải cho tỉ lệ khách hàng quan tâm bất động sản không nhiều, anh Nguyễn Quý – Giám đốc sàn Phú Thành Đạt cho biết: “Tâm lý nhà đầu tư bất động sản trên thị trường đang có sự xáo trộn, một mặt họ muốn chốt cọc để kiếm lời, mặt khác do tâm lý sợ mua phải những dự án lúa non không đủ pháp lý, hoặc chủ đầu tư bẻ kèo sẽ khiến tiền mất tật mang cho nên việc tư vấn khách hiện nay không dễ dàng cho những môi giới non kinh nghiệm.”

Anh Tâm – một nhà đầu tư lâu năm tại khu vực miền Trung cho hay, trước đây cứ mỗi cuối năm anh thường đi dạo quanh các dự án tại Đà Nẵng, Quảng Nam để tìm mua đất nền, có thể là xuống tiền ngay trước tết hoặc cọc để qua tết bán tái đầu tư lại cho khách hàng khác. Mỗi lần như thế tùy vào khu vực đất mà anh đầu tư có thể chốt lời từ vài chục triệu đến vài trăm, tuy không nhiều nhưng bền lâu và trong khả năng mình có thể xoay sở được.

Sau tết anh lại tìm mua nhà để chỉnh trang lại và bán cho người có nhu cầu an cư, cứ thế công việc đều đặn quanh năm và với cách đầu tư này anh Tâm cho biết sẽ không sợ thị trường đứng hay dịch bệnh corona ảnh hưởng gì cả vì đó là những nhu cầu rất thực tế về an cư của khách hàng. Anh cũng cho biết hay đầu tư vào đất nền dự án ở những nơi anh đánh giá tiềm năng.

Năm 2020 sẽ là một năm khó khăn của ngành bất động sản và sẽ khó hơn khi dịch bệnh corona đang xảy ra tại Việt Nam, trước mắt có thể nhận thấy ảnh hưởng rõ nhất là ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng và có thể sẽ còn kéo dài khi mà tình hình dịch bệnh kéo dài gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo quy luật thị trường dòng tiền vẫn phải chảy, nếu kênh bất động sản nghỉ dưỡng đang ngưng thì vẫn còn đó những phân khúc khác như: Đất nền, nhà ở, bất động sản thương mại công nghiệp và mảng cho thuê sẽ thu hút dòng tiền.

Hơn nữa quỹ đất trung tâm tại Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung hiện giờ đã cạn nên làn sóng đầu tư vùng ven khu vực này dự báo sẽ rất sôi động trong thời gian tới.

Dấu hiệu nhận thấy ngay từ những ngày đầu năm đó là việc tuyển dụng nhân sự và chuẩn bị ra quân rầm rộ của các sàn bất động sản khu vực Đà Nẵng – miền Trung.

Theo Tâm Định Hướng/diendanbatdongsan.vn

Tin liên quan

Ngày đăng: 06/07/2021

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay như quả bóng bị nén chặt, dù bị nén xuống nhưng sẽ luôn bật mạnh mẽ trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Theo ông Quốc Anh, quan sát diễn biến thị trường suốt 1 năm…Read More

Ngày đăng: 30/06/2021

Biệt thự, liền kề hay nhà phố thương mại là phân khúc giành cho những người có tiền, giới nhà giàu. Phải có trong tay hàng chục tỷ đồng mới mơ đến việc mua biệt thự, liền kề, nhà phố thương mại ở Hà Nội hiện nay. Khác với phân khúc chung cư, biệt thự…Read More

Ngày đăng: 25/06/2021

Sáng ngày 25/6, Công ty cổ phần Vinhomes đã tiến hành Đại hội cổ đông thường niên năm 2021. Đáng chú ý, 3 đại dự án Vinhomes Đan Phượng, Dream City Hưng Yên và Vinhomes Cổ Loa sẽ bung hàng trong quý 3 và quý 4 năm nay. Báo cáo tại đại hội hôi, Hội…Read More