Thị trường bất động sản sẽ có nhiều biến động

Dự kiến kể từ ngày 1/1/2021, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi) có hiệu lực sẽ tháo gỡ được một số điểm nghẽn của thị trường bất động sản. Đồng thời, theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, thì năm 2021 sẽ sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và xem xét Đề án sửa đổi Luật Đất đai.

Dù còn diễn ra tình trạng khan nguồn cung mới, nhưng thị trường BĐS đã có những điểm sáng lạc quan trong dài hạn. Trong đó, có những thay đổi về chính sách, hành vi của người mua nhà, nhất là sau thời điểm dịch Covid-19 diễn ra.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) cho rằng, đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản, thay đổi cả về nhận thức và hành vi của xã hội.

Trong đó, có việc định hình lại nhu cầu nhà ở, tìm kiếm thông tin, giao kết hợp đồng và thanh toán của khách hàng, của nhà đầu tư thứ cấp, buộc các doanh nghiệp phát triển bất động sản cũng phải thay đổi triệt để để đáp ứng các yêu cầu rất mới này và chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế số hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo, công nghệ Blockchain, làm việc và kết nối trực tuyến, thanh toán I-banking…

Cũng theo ông Châu, tác động tiêu cực của đại dịch CoVid-19, có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tới đây, có liên quan đến tất cả các chủ thể trên thị trường bất động sản, như các chủ đầu tư dự án; người mua nhà; nhà môi giới; nhà thầu xây lắp; các đơn vị tư vấn; các đơn vị sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất; các tổ chức tín dụng; người cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng; làm giảm sự đóng góp của lĩnh vực bất động sản vào tăng trưởng GDP và làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Mặc dù vậy, các chuyên gia đều nhận định thị trường này vẫn có nhiều cơ hội hồi phục và phát triển, được thể hiện ở các yếu tố như: nhu cầu về các loại hình bất động sản, bao gồm nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong các khu công nghiệp bất động sản du lịch nghỉ dưỡng… vẫn còn lớn. Về lâu dài, sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện để phát triển đô thị và thị trường bất động sản đồng bộ, bền vững hơn.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã và đang tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu ban hành nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc tồn đọng đối với các dự án từ năm 2019 trở về trước.

Dự kiến kể từ ngày 1/1/2021, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi) có hiệu lực sẽ tháo gỡ được một số điểm nghẽn của thị trường bất động sản. Đồng thời, theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, thì năm 2021 sẽ sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và xem xét Đề án sửa đổi Luật Đất đai.

Cũng theo Bộ Xây dựng, Chính phủ cũng đang xem xét ban hành “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định thi hành Luật Đất đai”, sẽ tiếp tục tháo gỡ nốt các vướng mắc còn lại, để thị trường bất động sản thực sự phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.

Ghi nhận cho thấy, sau thời gian giãn cách xã hội đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trở lại, mở bán dự án, công bố kế hoạch kinh doanh thời kỳ sau đại dịch cùng với tuyển dụng lao động và tìm kiếm nhân sự phù hợp cho kế hoạch lâu dài. Đồng thời đã xây dựng những giải pháp để tiếp cận khách hàng, thay đổi khu vực phát triển để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, xu thế đô thị hóa ở những địa phương ngoài các đô thị lớn.

Nhiều sàn giao dịch bất động sản có tiềm lực tài chính đã áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, còn tập trung phát triển mạng lưới bán hàng tinh gọn, chuyên nghiệp, theo chiều sâu chứ không theo chiều rộng, ồ ạt, đại trà như trước kia.

Nhiều chuyên gia trong ngành vẫn có cái nhìn lạc quan về thị trường BĐS trong trung dài hạn trong bối cảnh lực cầu trên thị trường vẫn còn khá lớn. Ngay cả phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch là BĐS nghỉ dưỡng cũng được dự báo lạc quan trong thời gian tới.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills cho rằng, về tổng quan toàn thị trường, vẫn có những đánh giá khả quan và tích cực, đặc biệt tại các khu vực tỉnh lân cận Tp.HCM như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu…với những dự án quy mô lớn, đa dạng sản phẩm đầu tư và đơn giản hóa thủ tục giấy tờ sở hữu.

Ngoài ra, với những ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên, rừng vàng biển bạc, hệ thống giao thông đi lại ngày một được cải thiện, chính sách đầu tư thông thoáng và tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Việt Nam đang có những lợi thế riêng có so với các nước trong khu vực về việc thu hút nguồn vốn cho ngành du lịch và phân khúc đầu tư BĐS du lịch.

Hạ Vy

Theo Trí thức trẻ

Tin liên quan

Ngày đăng: 06/07/2021

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay như quả bóng bị nén chặt, dù bị nén xuống nhưng sẽ luôn bật mạnh mẽ trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Theo ông Quốc Anh, quan sát diễn biến thị trường suốt 1 năm…Read More

Ngày đăng: 30/06/2021

Biệt thự, liền kề hay nhà phố thương mại là phân khúc giành cho những người có tiền, giới nhà giàu. Phải có trong tay hàng chục tỷ đồng mới mơ đến việc mua biệt thự, liền kề, nhà phố thương mại ở Hà Nội hiện nay. Khác với phân khúc chung cư, biệt thự…Read More

Ngày đăng: 25/06/2021

Sáng ngày 25/6, Công ty cổ phần Vinhomes đã tiến hành Đại hội cổ đông thường niên năm 2021. Đáng chú ý, 3 đại dự án Vinhomes Đan Phượng, Dream City Hưng Yên và Vinhomes Cổ Loa sẽ bung hàng trong quý 3 và quý 4 năm nay. Báo cáo tại đại hội hôi, Hội…Read More